Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Tân - Đức Thọ, trong một gía đình đông con, chị Xuân sớm ý thức được trách nhiệm người chị cả của mình. Là con gái đầu lòng nên Xuân khá vất vả. Bố làm thợ mộc, mẹ bận bịu với nghề bán hến ở chợ. Nhiều khi Xuân phải nhỉ học để trông nhà, trông em. Xuân hiền hậu, nhu mì, mẹ mắng không bao giờ cãi lại.
Học hết lớp 7, Xuân xin cha mẹ cho đi làm trên nhà máy đường Sông Lam gần Rú Thành. sống cuộc đời công nhân, Xuân phổng phao và đẹp hẳn lên. Xuân chăm làm, chịu khoá học hành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nên được nhà máy thưởng nhiều lần. Năm 1965-1966, Xuân được thưởng chiếc áo lụa hoa rất đẹp, thỉnh thoảng mới diện đôi chút. Sau đó nhà máy đường Sông Lam bị giặc Mỹ tàn phá, công nhân phải tạm chuyển đi làm việc khác. Xuân đi vào TNXP. Ra đi Xuân vẫn nhớ ngọn núi Thành cao chót vót bên nhà máy, nhớ Ngã ba Sông Lam và Sông La, nhớ khu nhà tập thể bên sườn núi đất.
Chị Dương Thị Xuân
Ông Quý - bố Xuân rất chiều con. Những lúc rảnh rỗi trước đây, ông thường xuống đơn vị thăm con. Nhiều bạn Xuân thầm ước ao có một người cha như thế, nhất là Nhỏ, Cúc và Hường.
Trước khi đi TNXP Xuân có quen anh Tân người cùng xã. Gia đình anh rất quý Xuân nhưng anh Tân chưa dám ngỏ lời với cha mẹ Xuân. Xuân mến anh Tân nhưng chưa muốn vấn vương chuyện gia đình, chuyện chồng con. Xuân hẹn anh khi nào thống nhất đất nước thì hẵng liệu. Anh Tân nghĩ vậy là đúng. Trước khi Xuân lên đường, anh trao cho xuân một quyển điều lệ Đảng mà anh vẫn dùng. Anh nói với Xuân:
- Anh cũng đi bộ đội. Sau này trở về chúng ta sẽ là hạnh phúc riêng. Anh lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói: - Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này.
Cũng như mối tình Tần – Hồng, Xuân và anh Tân đã không thực hiện được lời hẹn ước vì đất nước còn có giặc, chuyện riêng tư đành gác lại. Và ngày toàn thắng thì đã đến nhưng Xuân, chị Tần và 8 chị em trong A4 cùng bao nữ TNXP khác mãi mãi không trở về, gửi lại tuổi trẻ và tình yêu trên những tuyến đường.
|