Cúc cất tiếng khóc chào đời trên mảnh đất Nương Bao - xã Sơn Bằng – Hương Sơn, bên con sông Ngàn Phố trong xanh. Cúc vừa đầy một tuổi, nạn đối khủng khiếp năm 1945 đã cướp mất người cha, bà nội Cúc và bao người khác trong làng. Ông nội Cúc đưa 2 mẹ con Cúc về nha rau cháo lần hồi đợi ngày lúa chín ...Đến năm Cúc 4 tuổi, mẹ Cúc đi bước nữa.
|
Chị Hồ Thị Cúc | Từ đây Cúc sống trong sự đùm bọc của ông nội và o Loan. Chảng bao lâu, vào một ngày tháng chạp, ông nội qua đời, một mình o Loan nuôi cháu, đến năm sau chú Dũng đi bộ đội về và cưới vợ. Từ đây Cúc sống với chú mự và o Loan. Bà Trinh- mẹ Cúc lấy chồng ở Sơn Bằng thỉnh thoảng về thăm con, nhưng chẳng có gì để nuôi Cúc. Thời gian này Cúc còi cọc, mặt choắt lại, đôi mắt luôn nhìn xuống, lâu dần thành thói quen. Tóc Cúc vàng hoe, cụt cỡn như một túm đuôi lông bò. Quanh năm Cúc mặc chiếc quần lửng với tấm áo vá. Cúc đi chăn bò, cắt cỏ, bế em và làm bao việc không tên khác ở trong nhà. Cúc làm chậm nhưng cần cù, cẩn thận và thật thà nên thường gọi là “Cúc mục”.
Hồi Cúc lên 8, một hôm đun nồi cám lợn xong, Cúc lúi húi quét dọn bếp. Mự vào bưng nồi cám lợn ra, chẳng may trượt chân làm đổ cả nồi cám lên lưng Cúc. Cúc bị bỏng nặng, suốt ngày nằm sấp trên chiếc chõng con, lúc tỉnh lúc mê. O Loan hồi ấy ở nhà, thưong xót cháu, 3 tháng liền tìm cách chữa cho cháu bằng bài thuốc dân gian. Cuối cùng Cúc đã khỏi. Nhưng vết sẹo sần sùi rất lớn, chạy suốt từ bả vai xuống đến thắt lưng thì không bao giờ xoá được. Cúc giấu tất cả mọi người điều đó. Năm 1965 Cúc đi TNXP chống Mỹ cứu nước. Ba năm sống trong tập thể nam nữ thanh niên, chiến đấu trên mặt đường địch đánh phá, chị đã trưởng thành và không còn là o “Cúc mục “ ngày xưa nữa. Duy chỉ có vết sẹo trên lưng và nỗi đau sâu lắng trong lòng là không thể quên đi được. Ngày nhập ngũ, chị Cúc đựợc ở với chị Tần. Đôi bạn cùng lứa tuổi, cùng ngày nhập ngũ đã sống với nhau trong niềm thương yêu đồng chí, đồng đội, luôn giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 3 năm cùng sống, cùng làm việc cả 2 chị đã đạt nhiều thành tích. Vinh dự lớn nhất trong đời, đó là giờ phút thiêng liêng 2 chị được đứng dưới Đảng kỳ, Quốc kỳ và chân dung Hồ Chủ Tịch đọc lời tuyên thệ trước lúc vào Đảng ngày 3-2-1967. Sau đó Cúc được giao nhiệm vụ Tiểu đội phó, tiẻu đội 4 C522. Càng vui sướng với niềm vui ấy bao nhiêu, Cúc càng hăng say công tác bấy nhiêu. Ba năm trời trôi qua, Cúc đã cùng Tần chỉ huy tiểu đội bám trụ chiến đấu, đảm bảo thông suốt đường 15A trên trận địa Ngã ba Đồng Lộc. Một ngày tháng 7 nắng gắt ở Đồng Lộc, vào lúc 16 giờ ngày 24-7-1968, trong lúc cùng 11 người trong tiểu đội ( trừ 5 cô đi lấy quân trang, quân dụng, 1 người đã hy sinh trước đó) ra mặt đường cách Ngã ba Đồng Lộc về phía Nam khoảng 300 m để san lấp hố bom, sửa chữa đường. Đến lượt bom lần thứ 15 cùng ngày, một trong số hàng loạt quả bom đã rơi ngay trước cửa hầm các chị trang còn trú ẩn, làm sập hầm và bao trùm lên tất cả, Cúc cùng 9 chị em trng tiểu đội đã hy sinh. Trong tiểu đội còn có chị Trần Thị Thao, “ lính nhiệm kỳ I” vì lý do tập văn nghệ đi sau cùng tiểu đội 5 nên đã sống sót. Hôm đó, 10 cô gái ra đến hiện trường đã nhanh chóng triển khai công việc, người đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm vừa chuyện trò trêu đùa nhau. Bỗng có một tốp máy bay vượt qua trọng điểm. Tất cả chị em nhanh chóng nép mình vào triền đồi, nơi thành hố bom cũ tạo nên một cái rãnh lớn. Tốp đi sau của tiểu đội 5 cũng dừng lại quan sát. Một lúc sau, hết tiếng máy bay cả tiểu đội tiếp tục đứng dậy làm việc. Bất ngờ, một trong tốp chiếc máy bay lúc nãy quay lại, thả một loạt bom. Một quả bom rơi trúng trước cửa hầm các chị đang còn trú ẩn. Tiếng nổ chát chúa, đất đá tung toé, khói bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội hình 10 cô. Tốp TNXP tiểu đội 5 đi sau chạy ào đến gào thét, bộ đội, nhân dân ở gần đó cũng lao ra gọi tên từng người. Đến nơi, chỉ còn thấy hố bom sâu hoắm, một vài chiếc cuốc, xẻnh văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái TNXP đã anh dũng hy sinh. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới, tìm kiếm thi thể các chị, đem về tắm rửa sạch sẽ. Tất cả đều như đang vừa đi vào giấc ngủ dài. Đồng đội đã đặt các chị vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn. Riêng chị Hồ Thị Cúc, mãi sang ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy chị cũng ở trong căn hầm đó, do đất đá vùi sâu quá nên đồng đội không tìm ra nổi. Lúc tìm thấy chị trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị bầm tím vì đang bới đất để tìm đường ra. Thương xót người em, người đông đội có số phận không may mắn, tác giả Yến Thanh ( tên thật Nguyễn Thanh Bính- cán bộ phụ trách kỹ thuật ngành GTVT) cùng có mặt lúc đó nghẹn ngào viết lên bài thơ: “Cúc ơi”.
|
Cúc ơi!
Tiểu đội đã về xếp một hàng Ngang Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp Chín bạn đã quây quần đủ mặt Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh Chỉ thiếu mình em Chín bỏ làm mười răng được Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! Em ở đâu? Đất nâu lạnh lắm Da em xanh Áo em thì mỏng Cúc ơi! Em ở đâu? Về với bọn anh Tắm nước sông Ngàn Phố Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ Bài toán lớp 5 em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở Cơm chiều chưa ăn Ở đâu hỡi Cúc? Đồng đội tìm em Đũa găm cơm úp Gọi em, Gào em Khản cổ cả rồi Cúc ơi!
25-7-1968
|
|
|